Thông thường, người ta thường đi khám định kì cơ thể, đi siêu âm thường xuyên, lo lắng về những cơn sốt nhiều hơn, trong khi sức khỏe răng miệng chiếm một phần vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, ăn uống mà đôi khi còn là dấu hiệu cho những căn bệnh về đường tiêu hóa nữa. Bạn đã từng ở trong trường hợp nướu răng bị sưng mủ chưa? Đây cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng đấy. Hôm nay, hãy cùng Nha khoa Oze tìm hiểu về những nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa, điều trị nướu răng bị sưng mủ nhé!
Làm gì khi nướu răng bị sưng mủ
I. Nguyên nhân nướu răng bị sưng mủ
Nướu răng sưng mủ là triệu chứng của viêm nướu, đây chính là bệnh lý có thể dễ dàng xảy đến ở mọi lứa tuổi thông qua những nguyên nhân sau:
-
Thức ăn thừa còn sót lại trên bề mặt răng do vệ sinh răng không kĩ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn răng miệng có hại có môi trường để phát triển, tạo mảng bám. Những mảng bám này dần dần gây kích ứng, làm sưng nướu.
-
Do sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm tiết nước bọt, làm công năng làm sạch của nước bọt bị giảm đáng kể.
-
Việc thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt hoặc của những bà mẹ bầu cũng khiến răng miệng mẫn cảm, dễ bị tấn công hơn cả.
-
Ăn thức ăn cay nóng, gây nguy cơ lở loét, sưng, nhức nướu.
-
Có thể do sâu răng, vi khuẩn ảnh hưởng cả đến nướu.
Do thay đổi hormone trong kì kinh nguyệt hoặc do người mẹ mang thai
II. Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng
-
Vùng nướu răng bị sưng mủ sẽ đỏ tấy lên, khác biệt hẳn với vùng nướu hồng khỏe mạnh
-
Khi chạm nhẹ, sẽ bị đau, chảy máu, chảy mủ hoặc thậm chí khi nhai đồ ăn, đặc biệt là đồ cay nóng cũng vậy.
-
Tụt lợi có thể sẽ xuất hiện, làm cho chân răng trông như dài và to hơn
-
Mùi hôi miệng là không thể tránh khỏi khi nướu răng bị sưng mủ
-
Với một vài trường hợp, nướu răng bị sưng mủ có thể dẫn đến sốt, mất ngủ, chán ăn,…
III. Phương pháp điều trị khi nướu răng bị sưng mủ
1. Giai đoạn nhẹ
– Nếu cảm giác đau chưa dữ dội và sưng viêm chưa nặng thì bác sĩ có thể kê đơn uống nhẹ nhàng, thuốc kháng sinh chống sưng viêm.
– Lấy vôi răng, đặc biệt là ở vị trí sát nướu, vừa khó vệ sinh vừa là nơi trú ẩn, sinh sôi của vi khuẩn, gây đến nướu răng bị sưng mủ.
– Thường xuyên súc miệng bằng các loại nước súc miệng, nước muối, hoặc nước trà xanh để sát khuẩn, giảm sưng.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, trà xanh
– Sử dụng các bàn chải răng có lông tơ, mềm, lúc đánh răng phải nhẹ nhàng, kĩ càng, để chải sạch từng kẽ răng.
– Ăn các loại thức ăn mềm, nhẹ nhàng, tránh ăn đồ quá cay nóng.
– Bổ sung các loại dưỡng chất vitamin A, C bằng súp lơ xanh, cải xanh, các loại quả,…
Đọc thêm: Viêm nha chu là gì? có nguy hiểm không?
RĂNG SỨ CÓ MẤY LOẠI? ĐẶC ĐIỂM CỦA 6 LOẠI RĂNG SỨ PHỔ BIẾN HIỆN NAY
NÂNG CƠ MẶT KANGNAM ĐỊA CHỈ HÀNG ĐẦU CHO SỰ LỰA CHỌN CỦA KHÁCH HÀNG
2. Giai đoạn sưng nặng
– Bác sĩ phải tiến hành lấy vôi răng và các túi chứa vi khuẩn ra khỏi bề mặt răng trước.
– Nếu nguyên nhân là do mọc răng khôn, bác sĩ sẽ phải chụp phim, kiểm tra vị trí răng, sau đó nghiên cứu, lên kế hoạch nhổ bỏ.
– Trường hợp nướu răng bị sưng mỏ thậm chí đã ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh, bác sĩ sẽ mau chóng tiến hành loại bỏ nha chu bị tổn thương và ghép thêm vạt nướu, tránh làm lung lay và nguy cơ gãy răng.
IV. Phòng ngừa nướu răng bị sưng mủ
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng là điều kiện tiên quyết mà ai cũng phải nhớ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
– Chải răng xoay tròn, đúng cách, đúng hướng dẫn của nha sĩ
– Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn, đảm bảo sạch sẽ tối đa, đặc biệt là vị trí bàn chải không thể với tới
– Uống đủ nước từ 1 – 2l mỗi ngày
– Tránh xa rượu bia, thuốc lá
– Khám định kì 6 tháng 1 lần để chắc chắn răng luôn chắc khỏe.
Sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch kẽ răng
Chúng ta không nên chủ quan với bất kì vấn đề nào của cơ thể cả, nướu răng bị sưng mủ cũng vậy. Hy vọng những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa và cách giải quyết nướu răng bị sưng mủ trên đây đã giúp bạn được phần nào!
Comments